Back to top

Thử thai gần ngày kinh có chính xác không? Khi nào nên thử thai?

Thử thai gần ngày kinh có chính xác không? Khi nào nên thử thai?

Hầu hết các que thử thai đều cho thấy độ chính xác lên đến 98% khi bạn nhận thấy mình đang bị chậm kinh. Tuy nhiên, không phải bất kỳ thời điểm nào bạn thử que cũng cho kết quả chính xác, mà còn phụ thuộc vào ngày quan hệ tình dục, ngày rụng trứng cũng như chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Điều này dẫn đến thắc mắc của nhiều chị em là thử thai gần ngày kinh có chính xác không? Và để giải đáp cho vấn đề này, cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Thử thai gần ngày kinh có chính xác không?

Nhờ có nồng độ của hợp chất nhau thai tiết ra trong nước tiểu, được gọi là hoocmon hCG, nên que thử thai sẽ được hoạt động theo cơ chế: 2 vạch là có thai và 1 vạch là không có thai. 2 tuần sau khi quan hệ tình dục là khoảng thời gian để que thử thai cho ra kết quả chính xác nhất. 

Cho nên nếu gần ngày kinh mà chị em thử thai trong khi mới chỉ quan hệ dưới 2 tuần thì kết quả có thể sẽ không chính xác. Điều này cũng có nghĩa là nếu chị em thử thai gần ngày kinh mà đã quan hệ tình dục trên 2 tuần, ngoài ra còn xuất hiện thêm những triệu chứng, chẳng hạn như máu báo thai, buồn nôn, tức ngực, ngực to,…thì khả năng có thai là chính xác.

Thử thai gần ngày kinh nhưng mới chỉ quan hệ tình dục dưới 2 tuần có thể không cho ra kết quả chính xác
Thử thai gần ngày kinh nhưng mới chỉ quan hệ tình dục dưới 2 tuần có thể không cho ra kết quả chính xác

Thời điểm thử thai cho kết quả chính xác?

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn diễn ra đều đặn, thì sau khoảng 7 – 10 ngày nhận thấy dấu hiệu chậm kinh, bạn có thể bắt đầu mua que về thử sẽ cho ra kết quả đúng nhất. Còn trong trường hợp kinh nguyệt bạn không ổn định, có thể chờ 1 – 2 tuần tính từ ngày quan hệ tình dục để thử thai.

Que thử thai cần khoảng 50 đơn vị hCG trong nước tiểu mới cho ra kết quả, hơn nữa chị em nên thử thai vào buổi sáng, vì buổi sáng là thời điểm mà lượng hoocmon này tiết ra nhiều nhất.

7 dấu hiệu cho thấy bạn cần thử thai

Chậm kinh và ra máu nhẹ

Chậm kinh là triệu chứng mang thai được biết đến nhiều nhất và là triệu chứng thường khiến phụ nữ thử thai nhất. Nếu kinh nguyệt của bạn bị trễ hoặc hoàn toàn không đến, chị em có thể đã mang thai.

Những phụ nữ mới mang thai có thể bị chảy máu nhẹ hơn, ngắn hơn và có đốm hơn so với máu ở chu kỳ kinh nguyệt. Khi bạn mang thai, trứng đã thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung và tự làm tổ, bắt đầu quá trình mang thai. Chuyển động này có thể gây chảy máu nhẹ vài ngày.

Ngực căng và to hơn

Ngay từ một đến hai tuần sau khi thụ thai, phụ nữ mang thai có thể nhận thấy những thay đổi ở ngực. Ngực căng, đau hoặc to lên là phản ứng thông thường của cơ thể đối với những thay đổi nội tiết tố khi bắt đầu mang thai. Bạn cũng có thể thấy núm vú bắt đầu thay đổi màu sắc, thường trở nên sẫm màu hơn một chút.

Sự nhạy cảm sẽ giảm dần sau một vài tuần, khi cơ thể bạn đã quen với sự thay đổi của hormone. Tuy nhiên, ngực của bạn có thể tiếp tục phát triển và sẫm màu hơn khi thai kỳ đang phát triển. Điều này là hoàn toàn bình thường, vì đó là cách cơ thể bạn chuẩn bị cho việc cho con bú sau khi sinh.

Đau bụng

Đau bụng có xu hướng xảy ra ở một hoặc cả hai bên bụng dưới của bạn, do tử cung mở rộng và dây chằng căng ra. Thậm chí nhiều chị em có thể cảm thấy như một cái gì đó đang kéo về phía bụng dưới. Tình trạng này có thể diễn ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Để giảm bớt những cơn gò bụng này bạn có thể tắm nước ấm hàng ngày, chườm bụng với nước nóng, và đảm bảo cơ thể có đủ nước. Nếu như các cơn đau bụng dưới không giảm bớt, máu vẫn ra nhiều và cơn chóng mặt không biến mất thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Buồn nôn

Khoảng một nửa số phụ nữ mang thai sẽ bị nôn mửa, và nhiều người khác sẽ bị buồn nôn, đặc biệt là vào đầu thai kỳ. Những cảm giác này thường bắt đầu từ hai tuần đến hai tháng sau khi thụ thai và không nhất thiết phải xảy ra vào buổi sáng. Buồn nôn và nôn sẽ biến mất khi bạn đến gần khoảng 13 tuần, nhưng vẫn có thể tiếp tục trong suốt thai kỳ. Những triệu chứng này thường không gây hại cho bạn hoặc em bé của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn không thể ăn bất cứ loại thức ăn nào và bạn đang sụt cân, hãy đến gặp bác sĩ sản khoa để họ có thể xác định xem bạn có bị suy dinh dưỡng hoặc mất nước hay không, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và sự phát triển của em bé.

Buồn nôn là dấu hiệu phổ biến nhất khi mang thai
Buồn nôn là dấu hiệu phổ biến nhất khi mang thai

Gặp các vấn đề về tiêu hóa

Ngoài buồn nôn và nôn, bạn có thể gặp các vấn đề về dạ dày khác khi mới mang thai như táo bón, đi tiểu thường xuyên và đầy hơi. Do progesterone bắt đầu hình thành từ nhau thai làm chậm hoạt động của ruột. 

Táo bón có thể xảy ra sớm trong thai kỳ, nhưng cũng có thể quay trở lại trong tam cá nguyệt thứ ba. Bạn có thể đi đại tiện ít hơn 3 lần một tuần, có thể xuất hiện phân cứng, phân khô hoặc khó đi ngoài.

Đi tiểu thường xuyên là một trong những triệu chứng phổ biến của thai kỳ, vì trứng đã thụ tinh sẽ tự cấy vào tử cung và bắt đầu tạo ra hormone thai kỳ hCG, khiến bạn phải chạy vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn.

Đầy hơi có thể xảy ra sớm trong thai kỳ và có thể kéo dài trong suốt chín tháng của bạn. Hormone progesterone khiến các mô cơ của bạn thư giãn và làm chậm quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, việc tử cung mở rộng, có thể gây áp lực lên trực tràng và cảm thấy nặng nề.

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

– Nạp vào cơ thể ít nhất 25 gam chất xơ mỗi ngày từ các loại thực phẩm như rau lá xanh và ngũ cốc nguyên hạt.

– Uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.

– Tập thể dục thường xuyên.

– Tham khảo ý kiến của bác sĩ khoa sản về việc bổ sung thêm viên sắt.

– Khi bạn cảm thấy muốn đi tiêu, không nên nhịn.

– Hãy giảm bớt những thực phẩm có thể gây khó chịu cho dạ dày như đậu, bắp cải và đồ chiên, đồ cay nóng,…

– Ăn chậm trong mỗi bữa ăn

– Trao đổi với bác sĩ về để thử dùng thuốc nếu tình trạng này diễn ra dài ngày.

Mệt mỏi kéo dài

Nồng độ hormone progesterone cao có thể gây mệt mỏi, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, cơ thể bạn đang tạo ra nhiều máu hơn để truyền chất dinh dưỡng cho em bé, đồng thời lượng đường trong máu và huyết áp của bạn giảm xuống, dẫn đến tình trạng kiệt sức.

Điều quan trọng là bạn phải dành thời gian để nghỉ ngơi khi mang thai; lắng nghe cơ thể của bạn và đi ngủ sớm hơn bình thường nếu bạn cảm thấy buồn nôn. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm sắt, protein và calo để bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn trong thời gian thú vị này. 

Khó chịu hoặc thèm với các loại thức ăn có mùi đặc trưng

Ác cảm với một số loại thực phẩm hoặc mùi là do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể bạn trong ba tháng đầu của thai kỳ. Bạn có thể bắt đầu chán ghét những món ăn, những mùi vị mà trước đây mình rất thích, hoặc ngược lại, bạn cũng có cảm giác thèm ăn và yêu thích những đồ ăn nhẹ, đồ uống mà trước đây mình vô cùng khó chịu. Bạn cũng không nên lạm dụng việc ăn đồ ăn có hại cho sức khỏe chỉ vì nó tạo cảm giác ngon miệng, hãy đảm bảo một chế độ dinh dưỡng khoa học để bạn và bé yêu được phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

Tạm kết

Các biểu hiện mang thai vẫn chưa xuất hiện một cách rõ ràng vào thời điểm gần đến ngày kinh, nên việc dùng que thử thai có thể sẽ không mang lại kết quả chính xác. Để chắc chắn về việc mang thai, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra cẩn thận. Vừa rồi là những thông tin về chủ đề “Thử thai gần ngày kinh có chính xác không?” mà chúng tôi muốn gửi đến bạn, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để có một thai kỳ khỏe mạnh.