Back to top

Bệnh phổi do nhiễm ấu trùng sán chó (Pulmonary Cystic Echinococcosis)

Bệnh phổi do nhiễm ấu trùng sán chó (Pulmonary Cystic Echinococcosis)

Tác nhân gây bệnh:

Ấu trùng sán chó gây bệnh ở người là bệnh hiếm gặp. Theo y văn bệnh gặp ở một số nước Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Trung Cận Đông, Châu Âu, còn ở Châu Á thì tại Nhật Bản báo cáo có 28 ca/năm. Bệnh do ấu trùng Echinococcus granulosusEchinococcus multilocularis gây nên. Đây là lớp sán dây nhỏ ký sinh ở ruột non chó, nhưng có thể gặp ở cả mèo, cừu, lợn, lạc đà, chó sói. Nhiễm Echinococcus granulosus ở người thường tạo nên các tổn thương dạng kén nước chủ yếu ở gan (60%), phổi (25%), thận (3%), não (1%). Do đó, bệnh còn được gọi dưới tên là bệnh kén nước hoặc “bệnh sán dãi chó”. Tại Việt Nam, năm 2007 Ngô Thế Quân tại bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung Ương đã thông báo ca bệnh đầu tiên nhiễm Echinococcus granulosus [4].

 Chu trình phát triển của Echinococcus granulosus

 

Hình 6. Chu trình phát triển của ấu trùng sán chó

Sán chó trưởng thành ký sinh ở ruột non của chó, trứng sán theo phân chó ra ngoài, trứng có thể sống trong đất, bám vào cỏ, rau, lông chó (trứng sống ở nhiệt độ môi trường 4-5 tuần, ở nhiệt độ: – 200 C trong 2 tuần). Khi người ăn hoặc nuốt phải trứng sán sẽ vào ruột nở thành ấu trùng có móc, sau đó chui qua vách thành ruột vào hệ tuần hoàn (máu hoặc bạch huyết) đi đến cư trú ở gan, phổi, não, thận hoặc tạng khác trong cơ thể người, tạo nên kén nước, số lượng có thể có một hoặc nhiều kén. Theo một số tài liệu cho thấy kén nước có thể nhỏ từ một đến vài centimét, trường hợp đặc biệt có thể to từ 20-50 cm và chứa 16 lít nước. Theo ước tính kén có kích thước từ 1-7 cm có thể chứa tới hàng ngàn đầu sán. Người được coi là vật chủ trung gian. Vật chủ chính là chó và một số loài thú ăn thịt.

Triệu chứng bệnh phổi do ấu trùng sán chó

Bệnh phổi do nhiễm ấu trùng sán chó đặc trưng bởi thời gian ủ bệnh không có triệu chứng kéo dài từ 5-15 năm cho đến khi kén tại gan phát triển hoàn chỉnh và di chuyển đến phổi gây ra các triệu chứng lâm sàng. Các triệu chứng ở phổi của bệnh là: ho (53-62%), đau ngực (49-91%), khó thở (10-70%) và ho ra máu (12-21%). Các triệu chứng khác bao gồm mô tả ít thường xuyên khó thở, mệt mỏi, buồn nôn và ói mửa và biến dạng lồng ngực [2]. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh có thể xảy ra do sự chèn ép các mô kế cận kén của sán chó. Sự phá vỡ kén vào trong phế quản có thể dẫn đến ho ra máu và khạc ra dịch có chứa màng của ấu trùng và có thể gây sốc phản vệ, suy hô hấp, các triệu chứng giống suyễn, viêm và nhiễm trùng phổi mạn tính. Nếu kén vỡ vào trong khoang màng phổi sẽ dẫn đến tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi. Tăng bạch cầu ái toan và tăng nồng độ IgE có thể xảy ra khi vỡ kén sán chó.[4]

 Chẩn đoán bệnh phổi do ấu trùng sán chó

Siêu âm có thể là một xét nghiệm tin cậy, rẻ tiền và nhanh chóng dùng để tầm soát nhiễm sán chó trong cộng đồng. Siêu âm có thể cung cấp hình ảnh các tổn thương cận màng phổi gan. Quan trọng nhất là kiểm tra siêu âm gan có thể cho thấy tổn thương của gan lên đến 15% kết hợp CE phổi [1,2].

Chụp X-quang ngực cho thấy có đông đặc hoặc các khối mờ giống với u phổi. Ngoài ra có thể thấy các dấu hiệu trăng khuyết, dấu Cumbo (dấu vỏ hành), dấu bông súng và mực nước hơi.

 

Posteroanterior and lateral chest X rays showing lung cysts: A) Big cyst that is occupying the majority of right lung; B)Two cysts located in lower and middle lobe of right lung; C) Complicated (broken) cyst located in lower lobe, arrow indicates “camalote” or “water lily” sign ruptured cyst. (Nguồn :Saul Santivanez  Pulmonary cystic Echinococcosis Curr Opin Pulm Med. 2010 May ; 16(3): 257–261)

Chụp CT scan có thể phát hiện dấu trăng khuyết ngược, dấu nhẫn đặc trưng và dấu rắn bò. Các nhà khoa học khuyến cáo sử dụng CT-scan có thể giúp tầm soát và phát hiện sớm bệnh phổi do ấu trùng sán chó gây ra.

 

CT imaging in lung cystic Echinococcosis: A) Complicated cysts located posteriorly in the superior segment of the superior lobe with “mass within a cavity” sign. B) Complicated (broken) cyst located posteriorly in left lung, arrow indicates the communication between cyst cavity and bronchial tree.C) Complicated cyst located in the superior segment of inferior lobe in right lung, arrow indicates the appearance of “mass within a cavity” sign with air and air-fluid level. (Nguồn :Saul Santivanez  Pulmonary cystic Echinococcosis Curr Opin Pulm Med. 2010 May ; 16(3): 257–261)

Các xét nghiệm huyết thanh miễn dịch học sử dụng kháng nguyên tinh chất của E. multilocularis cũng có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán bệnh phổi nhiễm ấu trùng sán chó.Các yếu tố chính liên quan đến một phản ứng huyết thanh dương tính là sự hiện diện hay vắng mặt của các biến chứng (vỡ và nhiễm trùng / áp xe) về việc phát tán các kháng nguyên ký sinh trùng [5]

Điều trị

Hầu hết bệnh nhân phổi CE đến để được điều trị sau nhiều năm nhiễm bệnh và gần 50% trong số họ có biểu hiện biến chứng, chủ yếu là nhiễm trùng. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính. Điều trị phẫu thuật của CE có 2 mục tiêu: để loại bỏ một cách an toàn các ký sinh trùng, ngăn chặn biến chứng sau mổ và điều trị các bệnh lý pericyst phế quản và các tổn thương liên quan khác [3, 5]. Điều trị tiệt căn bệnh sán dải chó là phải phẩu thuật cắt bỏ toàn bộ các tổn thương bị nhiễm sán sải chó. Đối với bệnh phổi do ấu trùng sán chó, các thủ thuật phẩu thuật bảo tồn nhu mô phổi thường được chỉ định. Các thủ thuật phẩu thuật điều trị triệt căn bao gồm cắt bỏ toàn bộ phổi, cắt bỏ một thùy phổi hoặc cắt bỏ một phân thùy cũng có thể được áp dụng nhưng nên hạn chế

Sử dụng thuốc albendazole hoặc mebendazole hoặc praziquantel được chứng minh có hiệu quả đặc biệt trong những trường hợp kén tái phát hoặc có nhiều kén sán dải chó.., tuy nhiên thời gian sử dụng thuốc phải kéo dài liên tục trong nhiều năm do đó tỷ lệ tuân thủ của bệnh nhân thường không cao, vì vậy làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị

WHO hướng dẫn về tình trạng bệnh nang sán rằng hóa trị liệu sử dụng benzimidazoles là điều trị ưa thích khi phẫu thuật là không có, hoặc loại bỏ hoàn toàn là không khả thi. Điều trị nội khoa có thể dẫn đến giảm kích thước u nang. Các khóa học dài (vài tháng) của albendazole được đưa ra tại 400 mg hai lần một ngày là có phần hiệu quả cho các nang phổi. Các hợp chất mebendazole liên quan bước đầu đã được sử dụng nhưng ABZ có sinh khả dụng tốt hơn [3, 9]. Về tiên lượng sử dụng điều trị phẫu thuật, Các biến chứng thường gặp nhất là nhiễm trùng màng phổi và rò rỉ khí kéo dài, và tỷ lệ tử vong do phẩu thuật không vượt quá 1% đến 2% [4,9].

Để phòng ngừa bị nhiễm sán chó, cần:

Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Rửa tay sạch trước khi ăn, nhà cửa phải được lau dọn sạch sẽ, ăn sạch, uống chín, nếu ăn rau sống phải rửa sạch dưới vòi nước đang chảy. Không cho trẻ chơi đùa hay ngủ chung với chó, mèo và nên có nơi nuôi chó, mèo riêng biệt. Nên tắm và xổ giun định kỳ cho chó.Thu gom, xử lý phân chó như phân người, không để chó ỉa bậy khắp nơi. Khi nghi ngờ mình hoặc người thân bị sán chó nên đưa đến các cơ sở y tế để được khám và hướng dẫn nơi điều trị. 

                                                                              BS CKII Huỳnh Thị Nguyệt

                                                                                          TKKB BVĐKĐT

Tài liệu tham khảo:

1. Ahmadi NA, Hamidi M. A retrospective analysis of human cystic echinococcosis in Hamedan province, an endemic region of Iran. Ann Trop Med Parasitol. 2008;102:603–609. [PubMed]

2. Arinc S, Kosif A, Ertugrul M, et al. Evaluation of pulmonary hydatid cyst cases. Int J Surg. 2009;7:192–195. [PubMed]

3. Brunetti E, Kern P, Vuitton DA. Expert consensus for the diagnosis and treatment of cystic and alveolar echinococcosis in humans. Acta Trop. 2009 [PubMed]

4. Dziri C, Haouet K, Fingerhut A, Zaouche A. Management of cystic echinococcosis complications and dissemination: where is the evidence?World J Surg. 2009;33:1266–1273. [PubMed]

5. Junghanss T, da Silva AM, Horton J, et al. Clinical management of cystic echinococcosis: state of the art, problems, and perspectives. Am J Trop Med Hyg. 2008;79:301–311.

6. Saul Santivanez Pulmonary cystic Echinococcosis Curr Opin Pulm Med. 2010 May ; 16(3): 257–261 .[PubMed]

7. Shehatha J, Alizzi A, Alward M, Konstantinov I. Thoracic hydatid disease; a review of 763 cases. Heart Lung

8. Circ. 2008;17:502–504.[PubMed]

9. Stamatakos M, Sargedi C, Stefanaki C, et al. Anthelminthic treatment: an adjuvant therapeutic strategy against Echinococcus granulosus. Parasitol Int. 2009;58:115–120. [PubMed]