Back to top

Bầu 3 tháng đầu ăn quả vải được không? Ăn bao nhiêu là đủ?

Bầu 3 tháng đầu ăn quả vải được không? Ăn bao nhiêu là đủ?

Quả vải là một loại trái cây được nhiều người yêu thích, được biết đến với kết cấu thịt mềm, hương vị ngon ngọt và có tính nóng. Vì tính nóng nên nhiều chị em cho rằng nó không tốt cho phụ nữ đang trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy thực hư về thông tin này đúng hay sai, cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc “Bầu 3 tháng đầu ăn quả vải được không” nhé.

Bầu 3 tháng đầu ăn quả vải được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ có thể ăn quả vải, tuy nhiên chỉ nên ăn với một số lượng nhất định.

Là một loại quả dồi dào hàm lượng chất dinh dưỡng, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho việc tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể và cải thiện huyết áp. Để có được những lợi ích này là do trong quả vải chứa các chất dinh dưỡng như: calo, natri, kali, chất xơ, protein, vitamin C, lipit, canxi, sắt, magie, vitamin B6,…

Lợi ích của quả vải với bà bầu

Với sự giàu có về mặt dinh dưỡng mà quả vải có như đã kể trên, nó mang lại những tác dụng cụ thể sau đối với bà bầu:

– Tăng cường hàng rào bảo vệ hệ thống miễn dịch: 3 tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian nhạy cảm, mẹ bầu rất dễ mệt mỏi và ốm nghén, nhất là vào thời tiết mùa hè oi bức – mùa của quả vải. Nhờ có hàm lượng vitamin C trong quả vải nên sẽ giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu tình trạng ốm vặt, cảm cúm do thời tiết. Nó còn có một số vitamin tan trong nước nên bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của những vi trùng, vi khuẩn lạ.

– Chứa nhiều chất chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa là những hợp chất quan trọng giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa tổn thương oxy hóa cho tế bào. Quả vải giống như một “vũ khí” nhằm chống lại các gốc tự do tác động xấu đến làn da của chị em. Nó chứa nhiều vitamin tốt cho da, ngăn ngừa tình trạng lão hóa và xỉn màu. Hơn nữa, trong vải chứa chất chống oxy hóa mạnh – polyphenol, giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, ngăn ngừa bệnh đái tháo đường tuýp 2 và hỗ trợ điều trị các bệnh lý tổn thương gan. Các chất chống oxy hóa và flavonoid có trong vải thiều có tác dụng giảm viêm, chống ung thư, đặc biệt hiệu quả đối với bệnh ung thư vú.

– Hỗ trợ cải thiện các bệnh liên quan đến tiêu hóa: Những tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu rất dễ gặp phải các triệu chứng về tiêu hóa như táo bón, đau bụng nhưng không đi ngoài được, khó đại tiện,…Tuy nhiên, nếu như ăn quả vải đúng cách, sẽ giúp hỗ trợ cải thiện những vấn đề này bởi vì trong vải chứa một lượng lớn chất xơ, nên rất tốt cho hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ ung thư đại tràng, ruột.

– Hỗ trợ kiểm soát huyết áp và cân bằng điện giải: Trong 100g quả vải chứa khoảng 171mg Kali nên nó có công dụng cân bằng chất lỏng và nồng độ natri, điều này rất hữu ích cho việc duy trì huyết áp thích hợp cho cơ thể. Bên cạnh đó, đặc tính giãn mạch của kali có trong vải giúp làm dịu và thư giãn các mạch máu trong cơ thể, dẫn đến kiểm soát huyết áp. Vải thiều đã được chứng minh là làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) và tăng lượng cholesterol tốt (HDL) trong máu.

Nhờ hàm lượng Kali và Natri nên giúp duy trì huyết áp cho cơ thể
Nhờ hàm lượng Kali và Natri nên giúp duy trì huyết áp cho cơ thể

– Lợi ích cho tóc: Nhiều chị em lo ngại khi trong quá trình mang thai, thay đổi nội tiết tố nên gây ra tình trạng tóc rụng nhiều và thường xuyên. Vải đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho mái tóc khỏe mạnh. Nó ngăn rụng tóc, hỗ trợ trong quá trình mọc lại tóc và cải thiện lưu thông máu ở da đầu.

Bầu 3 tháng đầu ăn vải bao nhiêu là đủ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu 3 tháng nên ăn dưới 500g tương đương với dưới 10 quả vải cho một ngày. Nên ăn vải sau bữa ăn khoảng 2 tiếng. Và tuyệt đối không nên ăn lúc bụng đói vì quả vải có tính ngọt mạnh, lượng đường cao nên có thể khiến mẹ bầu chóng mặt hoa mắt, chân tay bủn rủn.

Bầu 3 tháng có thể ăn dưới 10 quả vải một ngày
Bầu 3 tháng có thể ăn dưới 10 quả vải một ngày

Mẹ bầu nên lựa chọn vải tươi để đảm bảo chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể một cách hiệu quả. Không nên ăn vải được sấy khô hoặc làm ô mai vì có thể sẽ chứa những chất bảo quản làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé cũng như làm rối loạn hệ tiêu hóa của mẹ.

Tác dụng phụ khi mẹ bầu ăn quả vải sai cách

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích về mặt dinh dưỡng nhưng ăn quá nhiều vải và không đúng cách cũng có thể xảy ra những tác dụng phụ đối với mẹ bầu 3 tháng.

– Do quả vải có tính nóng, nên nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến da nổi mụn, gây nóng trong người, đau họng, chảy máu cam, lở loét miệng,…Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé.

– Do lượng đường trong quả vải cao, khi ăn nhiều sẽ gây ra tình trạng đường trong máu cũng tăng theo, và làm khả năng xuất hiện đái tháo đường thai kỳ. 

– Vì hàm lượng chất xơ nhiều nên có thể gây ra các biểu hiện như buồn nôn, khó thở, mệt mỏi, mờ mắt, huyết áp giảm đột ngột, nếu bạn nạp vào cơ thể số lượng quả vải ở mức dư thừa.

– Mẹ bầu dễ bị dị ứng cần thận trọng khi ăn vải, nên ăn từng chút một để quan sát các phản ứng của cơ thể. Đồng thời dừng ngay nếu xuất hiện biểu hiện của dị ứng như sưng môi, nổi mề đay, ngứa ngáy,…

– Đối với những người đang dùng thuốc aspirin, thuốc kháng tiểu cầu, thuốc giảm đau nhóm NSAIDs và thuốc chống đông máu, nên hạn chế ăn vải vì có thể sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu khi tương tác với những loại thuốc này. 

– Vải có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tốt, sốt, xuất huyết, chảy máu trong và nhiễm trùng có thể gây hại cho thai nhi nên mẹ bầu cần chủ động kiểm soát số lượng vải thiều nạp vào cơ thể.

– Tránh ăn loại quả này ngay trước bữa ăn và trước khi đi ngủ vì có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Tạm kết

Trên đây là những giải đáp thắc mắc về “Bầu 3 tháng đầu ăn quả vải được không” và những lợi ích cũng như tác dụng phụ của quả vải nếu bạn ăn không đúng cách. Nói chung, bạn có thể ăn vải trong khi mang thai với điều kiện là không ăn quá nhiều và kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt là đối với những phụ nữ đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.